1. MIC – đây là jack vào cho Microphone. Đây là đườn vào đối xứng cho Micro chuẩn Canon. Tất cả các Micro đều có thể kết nối với CMS 1000 qua cổng này theo kiểu đấu nối như hình sau:
Nếu Micro của bạn là loại condenser thì phải bật công tắc nguồn Phantom để cấp nguồn cho mic hoạt động. Nên cắm Micro rồi mới bật nguồn Phantom về khi tháo ra thì nên làm ngược lại!
2. LINE – Jack đầu vào cho các thiết bị đầu vào khác (CD/DVD, nhạc cụ…)
Đường vào đối xứng chuẩn 6 ly dành cho những thiết bị có độ nhạy cao. Cổng này có thể dùng jack đối xứng và không đối xứng đều được!
Lưu ý:
- Chỉ nên sử dụng 1 đường: line hoặc mic, không nên sử dụng cả 2 cùng lúc nếu không nó sẽ bị triệt tiêu nhau.
- Khi mới mở hệ thống, phải để faker và master ở mức thấp nhất tránh cường độ đầu vào âm thanh lớn đột xuất gây hỏng loa, đặc biệt là các dòng loa có độ nhạy cao như loa array.
3. INSERT- Jack vào/ra cho thiết bị xử lý tín hiệu
Jack Stereo chuyên dụng cho các kết nối với thiết bị xử lý tín hiệu ngoại vi: EQ, Limiter, Compressor với cách đấu nối theo dạng chữ Y theo sơ đồ:
4. GAIN – Căn chỉnh độ nhạy của tín hiệu đầu vào
Triết áp xoáy dùng cho việc căn chỉnh độ nhạy đầu vào của Mic/ Line để mang lại tín hiệu phù hợp xử lý cho Mixer! Khi sử dụng nút này bạn sẽ có được một nguồn tín hiệu đủ lớn để Mixer CMS 1000 có thể xử lý được!
Cách hiệu chỉnh như sau:
- Đưa núm Gain và Fader tại kênh muốn chỉnh về mức nhỏ nhât
- Kết nối các thiết bị cấp tín hiệu – Micro, CD, nhạc cụ,.. vào jack Mic, Line
- Bắt đầu phát tín hiệu âm ở mức lớn nhất có thể – cả Micro cũng như nhạc cụ
- Trong lúc đó cũng căn chỉnh triết áp Gain theo chiều kim đồng hồ đến khi thấy đèn báo SIG, không bị báo đèn đỏ PEAK ở mức cường độ lớn nhất!
5. LO CUT 80Hz – Công tắc lọc dải âm bass/ trầm
Khi ấn nút này, các tần số dưới 80Hz sẽ bị cắt hết. Nó có tác dụng hiệu quả trong việc xử lý các tần số thấp.
6. VOICE FILTER – Bộ lọc riêng cho giọng hát của người dùng
Công tắc này có tác dụng tăng cường âm cao và làm giảm đi các dải âm trung và sẽ làm cho giọng hát của người dùng được nổi bật hơn hẳn! Không chỉ dùng cho giọng hát mà còn rất hữu dụng cho âm của các nhạc cụ như Sax, Clarient,…
7. EQUALIZER – Bộ hiệu chỉnh tần số
Bộ hiệu chỉnh tần số cho phép thay đổi màu sắc của âm thanh, làm âm thanh sắc nét hơn, trầm ấm hơn…. Bộ hiệu chỉnh được chia là 3 dải băng tần: Cao (Hi), Trung (Mid), Trầm (Lo). Bạn có thể hiệu chỉnh theo các bước sau:
- Đẩy cần Fader xuống để tránh hú rít cho đến khi vừa ý
- Xoay núm Mid trong khoảng từ +9dB…15dB
- Xoay núm kHz chậm rãi từ trái qua phải cho đến khi bạn nghe thấy âm thanh phù hợp với mục đích sử dụng và dừng lại!
- Dùng núm Mid để chỉnh tăng hay giảm bớt tần số đó đến khi phù hợp
- Sau đó căn chỉnh thêm các tần số Hi và Lo để có được âm thanh tốt nhất!
8. AUX/FX 1/2 – Điều chỉnh đường ra phụ/ bộ tạo hiệu ứng 1/2
AUX/FX 1/2 là bộ phận để điều phối tín hiệu ra các đường AUX 1/2 Out hoặc đưa âm thanh vào bộ tạo hiệu ứng của bàn trộn! Tín hiệu này được lấy từ quá trình Fader – POST FADER thành công nên tín hiệu này sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cần Fader trước khi qua núm AUX để mang ra ngoài hay cho vào bộ tạo hiệu ứng!
9. AUX/FX 3/4 – Điều chỉnh đường ra phụ AUX 3/4
Đây là hệ thống núm dùng cho việc điều phối tín hiệu ra các đường phụ AUX 3/4 sẽ đưa tín hiệu ra cho loa kiểm hoặc lấy tín hiệu từ bàn trộn! Nếu bạn chọn công tắc AUX PRE/POST bạn có thể lấy tín hiệu Pre hay Post của cần Fader của kênh đó!
10. PAN – Điều chỉnh trái/phải của tín hiệu
Sử dụng nút này để xác định được tình trạng mà tín hiệu đang có trong trường âm Stereo. Nếu để núm ở vị trí trung tâm thì tín hiệu được phân tần tốt – chia đều âm cho cả bên trái và bên phải!
11. MUTE – Ngắt tín hiệu
Đây là công tắc sẽ giúp bạn ngắt toàn bộ tín hiệu của một kênh đó! Chức năng này sẽ được sử dụng khi bạn muốn tạm thời ngắt phần tín hệu cho ra dàn âm thanh!
12. PFL (Pre Fader Listen) – Kiểm tra tín hiệu trước Fader
Nếu công tắc này được sử dụng tín hiệu sẽ được đưa ra theo đường tai nghe để kiểm tra tín hiệu tại kênh đó trước khi qua Fader. Bạn có thể sử dụng trong trường hợp muốn kiểm tra mức tín hiệu mà không lo ảnh hưởng đến tín hiệu đang được xử lý!
13. SIGNAL/PEAK – Đèn hiên thị tín hiệu mức/tín hiệu đỉnh
Đây là hệ thống đèn báo cho tín hiệu đầu vào. Khi đèn báo PK có màu đỏ nói lên rằng tín hiệu đã bắt đầu quá tải. Nếu tín hiệu bình thường thì đèn SIG sẽ nhấy nháy theo những tín hiệu đưa vào.
14. FADER – Điều chỉnh mức âm lượng
Đây là cần mà bạn sẽ phải sử dụng nhiều nhất, mỗi kênh (line) của bàn mixer sẽ có 1 fader riêng, chúng sẽ trộn với nhau trước khi đưa ra đường trộn tổng là Master! Fader này thường được để trong khoảng từ -5dB cho đến 0dB, đôi khi cũng có thể tăng lên +5dB hay + 10dB nhưng chỉ là những trường hợp đặc biệt!
|